THƯỞNG NGOẠN TRANH ĐÔNG HỒ (số 9)

Phùng Hồng Kổn

Chương bốn

Ngôn ngữ của tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ đương nhiên không phải  là tranh trừu tượng hay siêu thực, nó quá đỗi  gần g̣ũi với người nông dân Việt Nam – từ đ̉ề tài cho đến cách thể hiện. Vậy phải chăng  ai cũng dễ dàng hiểu nội dung và nghệ thuật của tranh Đông Hồ?
Các nghệ nhân Đông Hồ không học qua một trường lớp hội hoạ nào, họ sáng tác tự do theo cách nhìn riêng của ḿnh, theo sự thôi thúc của trái tim ḿnh. Tranh Đông Hồ không bị ràng buộc bởi những hình mẫu trong cuộc sống, nó hư hư thực thực,  vừa có tính khái quát lại vừa có tính ước lệ rất cao. Mặc dù phương pháp sáng tác là tuỳ hứng, không theo luật lệ trường quy nào, nhưng khi phân tích tranh Đông Hồ chúng ta thấy nó trùng hợp với nhỉều quy tắc của hội hoạ hiện đại .
Môn nghệ thuật nào c̣ũng có ngôn ngữ của nó, để thưởng thức một tác phẩm văn học, cần biết thứ tiếng mà tác giả sử dụng; để thưởng thức âm nhạc, cần biết về giai điệu, hoà thanh phối khí… Để chia xẻ với bạn đọc khi thưởng ngoạn  tranh Đông Hồ xin nêu một số yếu tố về  ngôn ngữ của hội hoạ nói chung, và những nét riêng của tranh Đông Hồ.

I. Đường nét

Lịch sử hội hoạ bộc lộ sự phân rẽ giữa hai loại tranh, tranh bố cục theo đường nét và tranh bố cục theo mảng. Nhà lý luận mỹ thuật nổi tiếng Heinrich Wolffin gọi hai loại tranh  đó là tranh Đường nét và và tranh Hình thể. Rõ ràng tranh Đông Hồ thuộc loại thứ nhất. Mặc dù in màu nhưng hầu hết các mảng màu đ̉ều có đường viền đen, (trừ tranh hai tranh em bé cưỡi trâu, con trâu là mảng đen.
Đường nét có quan hệ mật thiết với yếu tố tĩnh, động và sự chuyển động – do đó đường nét sẽ làm cho một bức tranh  êm đềm, thanh bình  hay sôi động, náo nhiệt.
Các đường nằm ngang hoặc thẳng đứng gây cảm giác tĩnh, các đường xiên gây cảm giác động. Cùng trạng thái tĩnh nhưng đường thẳng đứng gợi cảm giác thức tỉnh, ẩn chứa sự hoạt động, còn đường nằm ngang gợi sự thăng bằng, nghỉ ngơi.
Các đường cong nhìn chung gây cảm giác động, nhưng còn tuỳ theo độ cong – tuần tự lặp đi lặp lại theo chu kỳ hay thay đổi nhịp điệu bất chợt mà sự chuyển động đó là hiền hoà hay mănh liệt.
Đường khép kín thì tạo thành hình. Hình tĩnh hay động phụ thuộc vào điểm đặt của trọng lực. Hình thăng bằng gây cảm giác tĩnh, hình mất thăng bằng gây cảm giác động. Sau đậy là một số thí dụ:

Ngoài ra còn có một đường  đặc biệt: Đường xoắn ốc – Đó là đường vạch trên mặt phẳng của một chất điểm chuyển động xa dần điểm gổc trên một tia, theo một qui tắc nhất định, khi chính những tia này cũng quay quanh điểm gốc. Đường cong này gây hiệu quả đặc biệt tuỳ theo nó được đặt trong bố cục nào. Tranh gà thư hùng, con gà mái có bố cục này, tranh gà đàn, mấy con gà con cũng có bố cục này.
Trên đây nói về đường một cánh đại cương, việc thể hiện những đường ấy lại do “cốt pháp dụng bút” của mỗi tác giả, điều đó tạo nên “nét” – khiến cho hiệu quả thẩm mỹ ở mỗi bức tranh lại hoàn toàn khác nhau.
Trong tranh Đông Hồ có thể lấy nhiều ví dụ v̉ề yếu tố tĩnh hay động do sự bố trí của  đường nét và hình: Đôi tranh Thổ công, Táo Quân: Hai ông bà thổ công và ba ông bà Táo Quân  đã được đặt trong một hình tam giác  cân vững vàng (đáy nằm ngang, đỉnh ở trên), những người hầu thì đều ở tư thế thẳng đứng; trâu, ḅò lợn gà thì ở tư thế nằm ngang – bố cục đó đã tạo nên  cảnh thanh bình, nghiêm trang.
Tranh trê (trong đôi tranh trê cóc) tất cả các con cá, tôm, cua đều có tư thế nghiêng, cong – khiến cho cảnh tượng xôn xao, nhốn nháo.
Sau đây là mô hình sự chuyển động của bức tranh này: Tất cả các trục của chuyển động được
biêủ thị bằng đường trắng, đậm.

II. Tỷ lệ
Trong hội hoạ, tỉ lệ là  một yếu tố dễ thấy trong bức tranh, tuy nhiên đó không phải là nhân tố quan trong nhất. Mỗi trường phái thậm chí mỗi hoạ sỹ lại có một cánh xử lý tỷ lệ riêng.
Theo luật phối cảnh thị giác thì  những gì ở gần phải to, ở xa phải nhỏ. Tranh Đông Hồ không như vậy. Tỷ lệ lớn nhỏ phụ thuộc vào vai trò của nhân vật. Trong tranh Đám cưới chuột, con mèo to hơn con ngựa, con chuột thì xấp xỉ bằng con ngựa; Trong các tranh  Trần Hưng Đạo, Ngô Vương Quyền thì quân lính phải bé hơn chủ tướng; Trong tranh Thổ công, Táo Quân thì  các vj thần linh này to hơn người hầu và tất cả các con vật  mặc dù người và vật đứng trước các vị thần. Tranh Ông tơ bà nguyệt cũng vậy, đôi trai gái đang  được xe tơ kết tóc – đứng gần người xem hơn nhưng vẫn nhỏ hơn Ông tơ, Bà nguyệt.

Vấn đề “To nhỏ” ở trên có vẻ trái với thực tế  mà mắt ta nhìn thấy – ấy vậy mà nó vẫn tồn tại, không những được chấp nhận mà còn được ưa thích – nhất là tranh Đám cưới chuột. Như vậy từ xưa dân ta đã thưởng ngoạn tranh không phải chỉ bằng mắt, và người nghệ nhân sáng tác đă nắm bắt được tâm lý của người xem, nói cách khác, những ai tâm đắc với các bức tranh này sẽ có cảm giác tác giả rất đồng cảm với mình.

III. Hình chiếu

Tranh vẽ hay tranh in, dù bằng cách nào, đều nhằm thể hiện cảnh vật trong không gian ba chiều lên một mặt phẳng chỉ có hai chiều. Người hoạ sỹ phải sử dụng những phương pháp khác nhau để tạo nên chiều thứ ba. Các phương pháp đó là phép chiếu, tức là chiếu các cảnh vật theo một phương nào đó lên một mặt phẳng.
Một trong các phép chiếu đó là Phép phối cảnh thị giác. Đây là một hệ thống toán học diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng. Nó được Brunelleschi và Leon Battista Alberty phát minh ở Florence – Ytaly  hồi đầu thế kỷ XV. Nội dung cơ bản của phép phối cảnh này này là: Các đường thẳng song song thì hội tụ ở đường chân trời (đường chân trời là đường thẳng nằm ngang, thẳng với tầm mắt người qua sát). Tranh Đông Hồ không tuân theo phép phối cảnh này.
Chúng ta hăy làm quen với một số phương pháp chếu khác áp dụng vào một ngôi  nhà có ống khói.
1. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên; mặt trước; mặt bằng: kết  hợp cả ba phép chiếu này cùng các thông số sẽ cho ta biết chính xác kích thước của vật. Riêng hình chiếu thẳng đứng mặt bên cho ta “dáng vẻ” của vật.

 

 

 

 

 

 

Rất nhiều  tranh Đông Hồ chỉ sử dụng phép chiếu thẳng đứng mặt bên, hoặc mặt trước – bạn đọc xem các tranh gà, công, đấu vật, Huyền Đàn, Tử Vi, Vinh hoa, Phú quí… tất cả người, con vật, hay cỏ cây- đều được chiếu thẳng đứng từ phía bên cạnh hoặc phía trước.
2. Phép chiếu mặt bằng kết hợp với phép chiếu thẳng đứng mặt bên: Kiểu này cũng cho biết kích thước vật thể đồng thời hình dạng vật thể cũng gợi mở hơn.
Tranh Thổ công, Táo quân sử dụng phép chiếu này: Người và con vật thì chiếu thẳng đứng mặt bên; cái sập lại kết hợp phép chiếu bằng.

 

 

 

 

 

 

3. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên phối hợp với phép chiếu thẳng đứng mặt trước: Vật đó có hình dạng tương đối rõ ràng tuy chưa được chặt chẽ lắm. Các tranh lợn phối hợp  hai phép chiếu này, con lợn thì chiếu thẳng đứng mặt bên, riêng cái mõm lại chiếu thẳng đứng mặt trước. Trong tranh  lợn đàn, lợn độc, cái chậu cám lại kết hợp chiếu mặt bên và mặt bằng
4. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên phối hợp với các b́nh đồ phân kỳ mặt trước: Kiểu này mâu thuẫn với luật phối cảnh thị giác nhưng lại thấy rõ hình dạng vật thể. Hội hoạ trước thời phục hưng và hiện đại ngày nay hay dùng. Tranh rước rồng, múa lân theo mô h́nh này


5. Phép chiếu thẳng đứng mặt bên trình bày xiên, phối hợp với bình đồ phân kỳ mặt trước. Trong môn hình học đây là phép chiếu song song, nó có tính chất: Hình chiếu của các đường thẳng song song là các đường thẳng song song, tỉ lệ giữa các đoạn thẳng song song không thay đổi qua phép chiếu. Các đường biên của các mặt phẳng không hội tụ như phép phối cảnh mà song song với nhau, điều này khiến cho vật có hình ảnh thật hơn. Từng cảnh trong các tranh bộ  Thạch Sanh, Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa … sử dụng phương pháp này.

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 1)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 2)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 3)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 4)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 5)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 6)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 7)

THƯỞNG NGOẠN TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (số 8)

Bình luận về bài viết này